Chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật Cơ điện tử - D117

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử đào tạo cử nhân về Kỹ thuật cơ điện tử. Mục tiêu của chương trình là đào tạo cử nhân có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị có tính chất liên ngành của Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện - điện tử, Kỹ thuật điều khiển và Công nghệ thông tin, năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi môi trường làm việc, có khả năng cạnh tranh với nguồn lực trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phục vụ phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế

2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Chương trình đào tạo Kỹ thuật cơ điện tử của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được xây dựng theo Bộ tiêu chuẩn quốc tế CDIO. Được xây dựng bởi những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm. Chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên, nội dung được cập nhật thường xuyên theo sự phát triển về công nghệ của ngành. Chú trọng kỹ năng thực hành, năng lực tư duy sáng tạo và kĩ năng nghề nghiệp, cung cấp những kiến thức bám sát với thực tế công việc sau khi tốt nghiệp.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế, nhiều giảng viên có trình độ Tiến sỹ, Phó GS, GS. Phương pháp giảng dạy tiến tiến được áp dụng, thay thế việc truyền thụ kiến thức bằng phát huy phẩm chất, năng lực, tính chủ động, sáng tạo, tự khám phá tri thức của người học theo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Sinh viên được tham gia thực hành tại Trung tâm thực hành thí nghiệm cơ khí của Trường và được hướng dẫn bởi các giảng viên thực hành có kinh nghiệm, các chuyên gia được mời từ các doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra, sinh viên được tạo điều kiện để tham gia các chương trình tham quan, thực tập, kiến tập tại các xí nghiệp sản xuất.

3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc

Cơ điện tử được chọn là một trong 10 nhóm ngành ưu tiên phát triển, để đưa nước ta đi tắt đón đầu về công nghệ. Với việc nắm được các kiến thức về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật điều khiển và công nghệ thông tin, sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật cơ điện tử có thể làm việc ở nhiều vị trí và trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Các công ty trong các khu công nghiệp tại Hải Phòng, Công ty LG Hải Phòng, Công ty Panasonic VN, Công ty Cannon VN, Công ty Samsung Electronics, các công ty chế tạo cơ khí, …

4. Bằng cấp

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành Kỹ thuật cơ khí, chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia)

5. Nội dung chương trình đào tạo

Tổng cộng : 124TC trong đó bắt buộc 105TC; tự chọn tối thiểu: 13TC và tốt nghiệp: 6TC

 

HỌC KỲ I   HỌC KỲ II  

I.  Bắt buộc: 15TC

1. Toán cao cấp (18124-4TC)

2. Nhập môn kỹ thuật (22366-3TC)

3. Vật lý 1 (18201-3TC)

4. Hình họa - vẽ kỹ thuật (18304-3TC)

5. Pháp luật đại cương (11401-2TC)

II. Tự chọn:

1. Kỹ năng mềm 1 (29101-2TC)

2. Môi trường và bảo vệ MT (26101-2TC)

Học trước

I. Bắt buộc: 15TC

1. Triết học Mác - Lê nin (19101-3TC)

2. Cơ lý thuyết (18405-3TC)

3. Điện công nghiệp (22170-3TC)

4. Kỹ thuật điều khiển tự động (22702-3TC)

5. Kỹ thuật nhiệt (22201-3TC)

II. Tự chọn:

1. Anh văn cơ bản 1 (25101-3TC)

2. Quản trị doanh nghiệp (28215-3TC)

Học trước

 

18124

18201

18124

18201

HỌC KỲ III   HỌC KỲ IV  

I. Bắt buộc: 18TC

1. Kinh tế chính trị (19401-2TC)

2. Nguyên lý máy (22628-3TC)

3. Sức bền vật liệu (18504-3TC)

4. Vẽ cơ khí & CAD (22169-3TC)

5. Vật liệu kỹ thuật (22501-3TC)

6. Thực tập cơ khí (20101-2TC)

7. Công cụ phần mềm (22711-2TC)

II. Tự chọn:

1. Anh văn cơ bản 2 (25102-3TC

2. Tin học văn phòng (17102-3TC)

Học trước

19101

18405

18405

18304

I. Bắt buộc: 18TC

1. Chủ nghĩa xã hội KH (19501-2TC)

2. Cơ sở thiết kế máy (22645-3TC)

3. Dung sai và kỹ thuật đo (22629-3TC)

4. Kỹ thuật gia công cơ khí (22502-3TC)

5. Toán ứng dụng (22247-3TC)

6. Cảm biến (22718-2TC)

7. Cơ điện tử LAB 1(22728-2TC)

II. Tự chọn:

1. Anh văn cơ bản 3 (25103-3TC)

2. Hóa kỹ thuật (26206-3TC)

Học trước

19401

22628

22628

22501

18124

HỌC KỲ V   HỌC KỲ VI  

I. Bắt buộc: 16TC

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh (19201-2TC)

2. Đồ án thiết kế máy (22646-2TC)

3. Công nghệ chế tạo CK (22512-3TC)

4. Cơ cấu chấp hành (22714-3TC)

5. Động lực học hệ nhiều vật (22701-3TC)

6. Kỹ thuật lập trình (22726-3TC)

II. Tự chọn:

1. Truyền động điện và ĐTCS (22717-3TC)

2. Khí cụ điện (22716-3TC)

Học trước

19501

22645

22502

22170

18405

I. Bắt buộc: 14TC

1. Lịch sử Đảng Cộng sản VN (19303-2TC)

2. CAD/CAM và CNC (22504-3TC)

3. Thủy lực và khí nèn ƯD (22608-4TC)

4. Vi điều khiển (22727-3TC)

5. Thiết kế mạch điện tử (22725-2TC)

II. Tự chọn:

1. Kỹ năng mềm 2 (29102-2TC)

2. Quản lý chất lượng (22509-2TC)

3. Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (22635-2TC)

Học trước

19201

22502

18405

HỌC KỲ VII   HỌC KỲ VIII  

I. Bắt buộc: 09TC

1. KT lập trình PLC và UWD (22708-3TC)

2. Cơ điện tử LAB 2 (22729-2TC)

3. Thực tập sản xuất (22722-4TC)

II. Tự chọn:

1. HT động lực học và ĐK (22730-3TC)

2. Kỹ thuật Robot (22723-3TC)

3. Các PP điều khiển hiện đại (22733-3TC)

Học trước

 

22728

22728

I. Bắt buộc: 0TC

II. Tự chọn tốt nghiệp: 06TC

1. Đồ án tốt nghiệp (22720-6TC)

2. Thiết kế hệ cơ điện tử (22734-3TC)

3. Cơ điện tử ứng dụng (22707-3TC)

Học trước

 

Liên kết Website