Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí - K62

1. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH

1.1. Giới thiệu chương trình

Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí do Viện Cơ khí xây dựng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thẩm định và ban hành. Chương trình có tham khảo các chương trình đào tạo của các Trường đại học nổi tiếng trên thế giới và trong nước. Chương trình được định kỳ rà soát, cập nhật, chỉnh sửa đáp ứng nhu cầu thực tiễn đối với sinh viên tốt nghiệp cũng như đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Người học khi tham gia chương trình được đào tạo không chỉ về kiến thức mà còn được rèn luyện cả về kỹ năng, thái độ đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam cũng như một số yêu cầu quốc tế khác đối với năng lực của người lao động trong thế kỷ 21.

1.2. Thông tin chung về chương trình

Tên chương trình:

CTĐT cử nhân Kỹ thuật Cơ khí

Cơ quan/Viện trao bằng cấp:

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Các đơn vị tham gia giảng dạy:

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Chứng nhận chuyên môn:

Bằng đại học

Học vị sau tốt nghiệp:

Cử nhân

Mô hình học tập:

Toàn thời gian

Tổng số tín chỉ:

122

Ngôn ngữ sử dụng:

Tiếng Việt, Tiếng Anh

Thời lượng đào tạo:

4 năm (8 học kỳ)

Website:

http://vimaru.edu.vn

Cập nhật lần cuối:

Tháng  9/2021

1.3. Triết lý giáo dục

Triết lý giáo dục của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: “Trí tuệ - Sáng tạo - Trách nhiệm - Nhân văn”.

1.4. Nhiệm vụ/sứ mạng của chương trình

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, hội nhập quốc tế nói chung và cho ngành Cơ khí nói riêng.

1.5. Mục tiêu của chương trình

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí đào tạo cử nhân về Kỹ thuật cơ khí. Mục tiêu của chương trình là đào tạo cử nhân có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế và triển khai các sản phẩm cơ khí và khả năng vận hành máy trong các hệ thống sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí còn có tính năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi môi trường làm việc, có khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phục vụ phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế.

1.5.1. Về kiến thức (M1)

- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và chuẩn bị cho việc học tập ở trình độ cao hơn; có đủ kiến thức và lập luận ngành từ nền tảng cốt lõi đến nâng cao về cơ khí để có thể thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết kế và vận hành các hệ thống sản xuất công nghiệp.

- Hiểu biết về các quy luật kinh tế, chính trị và kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, môi trường nhằm phát triển khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội, đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững.

1.5.2. Về kỹ năng (M2)

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Kỹ thuật cơ khí được trang bị đầy đủ kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp và phẩm chất; kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp; kỹ năng tư duy khoa học và các kỹ năng mềm nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhu cầu của ngành và giải quyết các vấn đề thực tiễn của xã hội.

1.5.3. Về thái độ (M3)

Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, có lòng say mê yêu nghề; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Cơ khí; tự chủ và có trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; khả năng rèn luyện phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp để có thể phát triển tư duy, khám phá tri thức theo hướng học tập suốt đời.

1.5.4. Về vị trí làm việc sau tốt nghiệp (M4)

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí có thể làm việc ở những vị trí khác nhau trong các trong doanh nghiệp liên quan ngành cơ khí, các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, có thể đảm nhiệm những vị trí như: Kỹ sư chế tạo, kỹ sư thiết kế, kỹ sư điều hành sản xuất, kỹ sư đảm bảo chất lượng, kỹ thuật bảo trì, kỹ sư nghiên cứu và phát triển, kỹ sư sản xuất, kỹ thuật hệ thống công nghiệp, giảng viên...

1.6. Chuẩn đầu ra của chương trình

1.6.1. Kết quả dự kiến

a. Kết quả đầu ra kỳ vọng

Chương trình được thiết kế để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đạt được kết quả học tập mong đợi sau đây:

Khả năng đạt được

KI

Về kiến thức chung

C1

Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản của triết học Mác – Lê nin; Kinh tế chính trị; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Pháp luật đại cương; Kỹ năng mềm

KII

Về kiến thức cơ bản về KHTN và cơ sở ngành

C2

Nắm vững kiến thức cơ bản về toán học, KHTN và kiến thức cơ sở ngành như: Toán học; Vật lý; Cơ học; Kỹ thuật thủy khí; Kỹ thuật nhiêt; Kỹ thuật vật liệu,… từ đó vận dụng vào các học phần chuyên ngành và thực tiễn sản xuất

C3

Vận dụng kiến thức chuyên ngành, phương pháp và công cụ như: Thiết kế sản phẩm cơ khí; Thiết kế công nghệ cơ khí; Ứng dụng điều khiển số trong gia công cơ khí; Kỹ thuật hệ thống sản xuất;… vào các hoạt động thiết kế, sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí

KIII

Về kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp và phẩm chất

C4

Thuần thục kỹ năng lập luận, xác đinh, phân tích và giải quyết vấn đề

C5

Có khả năng thực nghiệm, lập giả thiết, kiểm tra giả thiết và khám phá tri thức

C6

Hình thành tư duy tổng thể, xác định những vấn đề phát sinh, tương tác hệ thống, các yếu tố trọng tâm và chọn giải pháp cân bằng

C7

Hình thành và phát triển tư duy phản biện, chủ động, linh hoạt, sẵn sàng ra quyết định và không ngừng học tập

C8

Nhận thức được tầm quan trọng của thái độ cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có trách nhiệm và thái độ hành xử chuyên nghiệp của một cử nhân kỹ thuật cơ khí

KIV

Về kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp

C9

Có khả năng thành lập và tổ chức nhóm hoạt động hiệu quả

C10

Thành thạo khả năng giao tiếp đa dạng bằng văn bản, đồ họa, đa phương tiện và thuyết trình

C11

Phát triển khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ toàn diện với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

KV

Về kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và ngoài xã hội

C12

Nhận thức được lợi ích của khoa học kỹ thuật, vai trò trách nhiệm của người kỹ sư đối với xã hội

C13

Tôn trọng sự đa dạng văn hóa doanh nghiệp và có khả năng thích ứng trong các môi trường làm việc khác nhau

C14

Hình thành kỹ năng nắm bắt, tham gia thực hành và triển khai chiến lược, mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp

C15

Nắm vững và vận dụng kiến thức để phát triển ý tưởng và xây dựng hệ thống thông qua thiết lập những mục tiêu, yêu cầu; cùng với xác định chức năng, nguyên lý, cấu trúc và mô hình hóa của hệ thống

C16

Hình thành và phát triển tư duy thiết kế; nắm vững, vận dụng quy trình thiết kế để lên kế hoạch quá trình và phương pháp tiếp cận thiết kế

C17

Thuần thục trong việc lập kế hoạch, triển khai chế tạo, thử nghiệm, kiểm tra, thẩm định, chứng nhận

C18

Có khả năng lập quy trình, tối ưu quá trình vận hành, cải tiến và phát triển hệ thống

b. Ma trận mục tiêu và kết quả đầu ra kỳ vọng của chương trình đào tạo

Mục tiêu

KI

KII

KIII

KIV

KV

 

C 1

C 2

C 3

C 4

C 5

C 6

C 7

C 8

C 9

C 10

C 11

C 12

C 13

C 14

C 15

C 16

C 17

C 18

M1

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

M2

 

 

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

M3

x

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

x

x

 

 

 

 

 

M4

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

1.6.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

(K1-K5: Kiến thức; S1-S6: Kỹ năng; Mức tự chủ và trách nhiệm: Mức tự chủ và trách nhiệm)

Mã số

Nội dung

Khung

TĐQG

TĐNL

1

KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN NGÀNH

1.1

Kiến thức cơ bản

1.1.1

Trình bày được các quan điểm về triết học, kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam và các tư tưởng của Hồ Chí Minh, hệ thống pháp luật Việt Nam

K2

2

1.1.2

Áp dụng các kiến thức liên quan đến các chủ trương, đường lối quốc phòng an ninh của Đảng và Nhà nước để giải quyết một số tình huống thực tiễn

K1

3

1.1.3

Áp dụng các kiến thức cơ sở về toán và khoa học tự nhiên trong giải quyết các vấn đề kỹ thuật

K1

3

1.2

Kiến thức cơ sở

 

 

1.2.1

Áp dụng các kiến thức cơ bản về cơ học và nhiệt học trong giải quyết các vấn đề kỹ thuật

K1

3

1.2.2

Áp dụng các kiến thức cơ bản về thiết kế đồ họa trong kỹ thuật cơ khí

K1, K3

3

1.3

Kiến thức ngành

1.3.1

Áp dụng các kiến thức cơ bản về vật liệu, thiết kế và gia công chế tạo trong kỹ thuật cơ khí

K1, K4

4

1.3.2

Áp dụng các kiến thức cơ bản về điện – điện tử và điều khiển trong kỹ thuật cơ khí

K1

4

1.4

Kiến thức chuyên ngành

1.4.1

Tổng hợp các kiến thức chuyên ngành trong thiết kế cơ khí

K1, K3, K4, K5

5

1.4.2

Tổng hợp các kiến thức chuyên ngành trong chế tạo cơ khí và vận hành máy trong các hệ thống sản xuất công nghiệp

K1, K3, K4, K5

5

2

KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN VÀ NGHỀ NGHIỆP

 

 

2.1

Kỹ năng giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất

2.1.1

Thực hiện chính xác các động tác điều lệnh đội ngũ, kỹ thuật chiến đấu bộ binh

S1

3

2.1.2

Thực hiện chính xác động tác kỹ thuật của ít nhất một môn thể thao đảm bảo rèn luyện sức khỏe cho người học

S1

3

2.2

Đạo đức và thái độ chuyên nghiệp

 

 

2.2.1

Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có trách nhiệm và có thái độ hành xử chuyên nghiệp

S1, C3

3

3

KỸ NĂNG GIAO TIẾP

 

 

3.1

Kỹ năng làm việc nhóm

3.1.1

Phối hợp hoạt động hiệu quả trong một nhóm mà các thành viên cùng nhau lãnh đạo, tạo ra một môi trường hợp tác và hòa nhập, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu

S1, S3, S4, S5, C1, C2, C3, C4

4

3.2

Khả năng giao tiếp hiệu quả đối với nhiều đối tượng

3.2.1

Có trình độ tin học văn phòng đạt MOS word ≥700 và excel ≥700

K3

5

3.2.2

Có trình độ Tiếng Anh đạt bậc 3 (hoặc bậc 4, 5 tùy loại hình đào tạo, ngành đào tạo) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GDĐT

S1, S5, S6, C1

3

3.2.3

Giao tiếp bằng văn bản, điện tử, đa phương tiện, thuyết trình và đồ họa

S5

3

4

NĂNG LỰC THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

 

 

4.1

Bối cảnh bên ngoài, xã hội và môi trường

4.1.1

Liên hệ thực tế dựa trên các kiến thức về lý luận chính trị để chứng minh chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng

K2

4

4.2

Bối cảnh kinh doanh và doanh nghiệp

4.2.1

Tôn trọng sự đa dạng văn hóa doanh nghiệp và khả năng thích ứng trong các môi trường làm việc khác nhau, khởi nghiệp trong kỹ thuật

S2, C1

3

4.3

Hình thành ý tưởng và xây dựng hệ thống, thiết kế, triển khai và vận hành

4.3.1

Thiết lập những mục tiêu, yêu cầu, chức năng, nguyên lý và cấu trúc hệ thống, lập kế hoạch và vận dụng kiến thức trong quá trình thiết kế

C3

3

4.3.2

Lập kế hoạch, triển khai, thử nghiệm, kiểm tra và thẩm định quá trình chế tạo và vận hành

C3, C4

3

Thang trình độ năng lực và phân loại học tập

 Thang TĐNL

PHÂN LOẠI HỌC TẬP

Lĩnh vực Kiến thức

(Bloom, 1956)

Lĩnh vực Thái độ

(Krathwohl, Bloom, Masia, 1973)

Lĩnh vực Kỹ năng

(Simpson, 1972)

1. Có biết hoặc trải qua

 

 

1. Khả năng Nhận thức

2. Khả năng Thiết lập

2. Có thể tham gia vàođóng góp cho

1. Khả năng Nhớ

1. Khả năng Tiếp nhận hiện tượng

3. Khả năng Làm theo hướng dẫn

3. Có thể hiểugiải thích

2. Khả năng Hiểu

 

2. Khả năng Phản hồi hiện tượng

4. Thuần thục

 

4. Có kỹ năng thực hành hoặc triển khai trong

3. Khả năng Áp dụng

4. Khả năng Phân tích

3. Khả năng Đánh giá

 

5. Thành thạo kỹ năng phức tạp

6. Khả năng Thích ứng

5. Có thể dẫn dắt hoặc sáng tạo trong

5. Khả năng Tổng hợp

6. Khả năng Đánh giá

4. Khả năng Tổ chức

5. Khả năng Hành xử

7. Khả năng Sáng chế

1.7. Cơ hội việc làm và học tập sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí có thể làm việc ở những vị trí khác nhau trong các trong doanh nghiệp liên quan ngành cơ khí, các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, có thể đảm nhiệm những vị trí như: Kỹ sư chế tạo, kỹ sư thiết kế, kỹ sư điều hành sản xuất, kỹ sư đảm bảo chất lượng, kỹ thuật bảo trì, kỹ sư nghiên cứu và phát triển, kỹ sư sản xuất, kỹ thuật hệ thống công nghiệp, giảng viên...

1.8. Tiêu chuẩn nhập học, quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

1.8.1. Tiêu chuẩn nhập học

1. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển sinh đại học theo đề án tuyển sinh được Hội đồng trường thông qua và công khai hàng năm. Đề án tuyển sinh của Nhà trường tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

2. Các thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức xét tuyển khác nhau phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của từng phương thức xét tuyển, thực hiện đăng ký đúng theo đề án tuyển sinh và thông báo tuyển sinh của Nhà trường. Sau thời hạn nộp hồ sơ đăng ký, Nhà trường sẽ xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển.

3. Thí sinh trúng tuyển nhập học theo các quy định, hướng dẫn của Nhà trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập học, các sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình đào tạo của Nhà trường.

1.8.2. Quy trình đào tạo

Nhà trường tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tuân thủ Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học. Hoạt động đào tạo được tổ chức như sau:

- Một năm học gồm 03 học kỳ: học kỳ I, II và học kỳ phụ ngoài thời gian nghỉ hè.

- Học kỳ phụ có 6 - 7 tuần bao gồm cả thời gian học và thi, dành cho sinh viên học lại, học chậm tiến độ, học cải thiện điểm trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc và không miễn giảm học phí. Các học phần thực tập cũng được bố trí trong học kỳ phụ.

- Học kỳ I và II có nhiều nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi là các học kỳ bắt buộc sinh viên phải đăng ký khối lượng học tập và được miễn giảm học phí theo quy định.

- Trong thời gian nghỉ hè (06 tuần), Nhà trường có thể bố trí các học phần thực tập giữa khóa, thực tập tốt nghiệp và các trường hợp đặc biệt khác.

- Thời khóa biểu của các lớp học phần được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng với một học phần bất kỳ không vượt quá 15 giờ/tuần và 4 giờ/ngày.

Trước khi các học kỳ bắt đầu, sinh viên đăng ký học phần học tập của từng kỳ, đóng học phí. Mỗi sinh viên sẽ có một thời khóa biểu riêng tùy thuộc vào kết quả đăng ký học phần. Sinh viên đi học theo thời khóa biểu đã đăng ký và thực hiện hoạt động học tập theo hướng dẫn của giảng viên. Trong quá trình học tập và kỳ thi cuối kỳ, giảng viên sẽ đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Kết quả học tập từng học phần của sinh viên được nhập vào phần mềm quản lý đào tạo và công bố cho sinh viên tra cứu trên website của Trường. Khi sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo thì Nhà trường sẽ tổ chức xét và công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.

1.8.3. Điều kiện tốt nghiệp

Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét và công nhận tốt nghiệp:

a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

b) Tích lũy đủ số tín chỉ quy định của chương trình đào tạo chuyên ngành.

c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên.

d) Đạt các học phần hoặc có chứng chỉ GDQP-AN và GDTC.

e) Đạt các điều kiện của chuẩn đầu ra về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và điểm rèn luyện.

g) Có đơn gửi Khoa/Viện đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn hơn so với thời gian thiết kế của khoá học.

1.9. Các chiến lược dạy - học và phương pháp đánh giá

1.9.1. Các chiến lược dạy - học

Chiến lược dạy và học của Nhà trường bám sát triết lý giáo dục: “Trí tuệ - Sáng tạo - Trách nhiệm - Nhân văn”. Nhà trường khuyến khích giảng viên phát huy tiềm năng trí tuệ, không ngừng đổi mới sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm và đề cao giá trị nhân văn trong tổ chức và triển khai các hoạt động dạy - học nhằm mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể, thực hiện các chiến lược dạy - học sau:

- Thực hiện đào tạo tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ; học tập kết hợp với trải nghiệm trong chương trình đào tạo;

- Áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, học tập chủ động;

- Lượng hóa đánh giá kết quả học tập đáp ứng chuẩn đầu ra.

1.9.2. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập

a. Thành phần điểm đánh giá học phần:

- Điểm đánh giá học phần gồm các thành phần sau:

Z: điểm đánh giá học phần;

X: điểm đánh giá trong quá trình học tập. Cách đánh giá điểm X do các bộ môn tự thống nhất.

Y: điểm thi, đánh giá kết thúc học phần. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

- Các thành phần điểm đánh giá học phần được thể hiện trong đề cương học phần và được công bố cho người học trong buổi đầu tiên khi thực hiện giảng dạy học phần.  

- Đối với các học phần GDQP-AN, GDTC, chỉ đánh giá theo mức ĐạtKhông đạt và không được tính vào điểm tích lũy. Lưu ý: để được đánh giá Đạt các học phần GDQP-AN, sinh viên phải tham dự ít nhất 80% thời gian theo kế hoạch học tập và kết quả đánh giá học phần theo thang điểm 10 phải từ 5,0 trở lên.

- Các phương pháp đánh giá học phần: tùy theo nội dung học tập, kết quả học tập mong đợi của học phần mà giảng viên thiết kế các phương án đánh giá học phần khác nhau. Việc đánh giá kiến thức có thể thực hiện qua các bài kiểm tra viết, vấn đáp, trắc nghiệm ... Thông qua quan sát, theo dõi việc thực hiện qua các bài thực hành, triển khai các hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên, các bài viết liên hệ thực tiễn ... giảng viên đánh giá kỹ năng, thái độ người học.

b. Công thức tính điểm đánh giá học phần

b.1. Đối với các học phần loại I

Z = 0,5X + 0,5Y

Để được dự thi kết thúc học phần, sinh viên phải đảm bảo tham dự ít nhất 75% thời gian theo kế hoạch học tập và tất cả các điểm thành phần  Xi ≥ 4. Trường hợp không đủ điều kiện dự thi thì ghi X = 0 và Z = 0 (không đủ điều kiện dự thi). Điểm thi kết thúc học phần (Y) phải đảm bảo điều kiện ≥ 4. Trường hợp Y < 4 thì  Z = 0. Điểm X, Y, Z được lấy theo thang điểm 10, làm tròn đến 1 chữ  số sau dấu phẩy.

b.2. Đối với các học phần loại II

Z = Y

Điểm thi kết thúc học phần (Y) phải đảm bảo điều kiện ≥ 4.

Trường hợp Y < 4 thì Z = 0. Điểm Y, Z được lấy theo thang điểm 10, làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy.

b.3. Đối với các học phần loại III

Z = X

Sinh viên phải đảm bảo tham dự ít nhất 75% thời gian theo kế hoạch học tập và tất cả các điểm thành phần  Xi ≥ 4.

c. Quy trình cho điểm X, Y, Z:

c.1. Giảng viên có trách nhiệm tính điểm X và thông báo công khai trong buổi học cuối cùng của học phần cho sinh viên. Sinh viên có thể truy cập vào website của Nhà trường để biết kết quả học tập của sinh viên.

c.2. Nhập kết quả đánh giá học phần vào phần mềm quản lý đào tạo

d. Thang điểm

Sử dụng thang điểm 10, thang điểm chữ (A, A+, B, B+, C, C+, D, D+, F) và thang điểm 4 để đánh giá kết quả học tập của từng học phần, kết quả học tập hàng kỳ, kết quả học tập tích lũy theo khóa học của sinh viên. Qui đổi điểm giữa các thang điểm thực hiện theo bảng sau:

 

Thang điểm 10

Thang điểm chữ

Thang điểm 4

Đạt

9,0 ÷ 10,0

A+

4,0

8,5 ÷ 8,9

A

4,0

8,0 ÷ 8,4

B+

3,5

7,0 ÷ 7,9

B

3,0

6,5 ÷ 6,9

C+

2,5

5,5 ÷ 6,4

C

2,0

5,0 ÷ 5,4

D+

1,5

4,0 ÷ 4,9

D

1,0

Không đạt

0 ÷ 3,9

F

0

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC

2.1. Cấu trúc chương trình và phân nhiệm kết quả học tập mong đợi về kiến thức

2.1.1 Khối lượng kiến thức, kỹ năng, năng lực toàn khóa: 122 TC

(Không tính các học phần GDTC và GDQP-AN)

a. Khối kiến thức, kỹ năng cơ bản (không tính ngoại ngữ, tin học): 20 TC.

b. Khối kiến thức, kỹ năng cơ sở: 50 TC.

c. Khối kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: 33 TC.

d. Khối kiến thức, kỹ năng tự chọn: 19 TC (cả HP tốt nghiệp).

2.1.2 Cấu trúc chương trình đào tạo

TT

Mã HP

Tên học phần

Số

TC

Đáp ứng CĐR

TĐNL

Học kỳ

HP học trước

I. KHỐI KIẾN THỨC KHÔNG TÍNH TÍCH LŨY

12

 

 

 

 

I.1. Giáo dục thể chất (không tích lũy)

4

 

 

 

 

I.2. Giáo dục quốc phòng (không tích lũy)

8

 

 

 

 

II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ BẢN

29

 

 

 

 

1

18124

Toán cao cấp (kỹ thuật )

4

1.2.1

3.0

1

 

2

18201

Vậy lý 1 (Physics 1)

3

1.2.2; 2.1.1; 2.1.2

3.0

1

 

3

11401

Pháp luật đại cương

2

1.1.2;2.5.1

3.0

1

 

4

19101

Triết học Mác-Lê nin

3

1.1.1, 2.1.3, 3.1.1, 3.1.2, 3.2.1

3.0

2

 

5

19401

Kinh tế chính trị

2

1.1.1; 2.1.1; 2.4.3

3.0

3

19101

6

19501

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

1.1.1; 2.4.2; 3.2.1; 3.2.2

3.0

4

19401

7

19201

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh’s Ideology

2

1.1.1; 2.4.3; 2.5.1

3.0

5

19501

8

19302

Lịch sử ĐCSVN

2

1.1.1; 2.4.1; 2.5.1

3.0

6

19201

9

18405

Cơ học lý thuyết

(Solid Mechanics)

3

1.2.3; 2.1.2

3.0

2

18124

10

18504

Sức bền vật liệu

(Strength of Materials)

3

1.2.3; 2.1.1; 2.1.2

3.5

3

18405

11

18304

Hình họa - Vẽ kỹ thuật

(Graphic Communications)

3

1.2.4; 2.1.2; 3.2.3

3.0

1

 

III. KHỐI KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ SỞ

44

 

 

 

 

12

22366

Nhập môn về KT

(Introduction to Engineering)

3

1.3.1; 2.3.2; 2.4.1; 2.4.2; 2.4.3; 2.5.1; 3.1.1; 3.2.1; 3.2.2; 4.1.1; 4.1.2; 4.3.3; 4.4.1; 2.1.1; 2.2.1; 3.1.2; 3.2.3; 4.3.1; 4.5.1; 4.5.3

3.0

1

 

13

22170

Điện công nghiệp

(Industrial Electricity)

3

1.3.6; 4.3.1; 4.4.3

3.0

2

18201

14

22169

Vẽ cơ khí & CAD

(Mechanical drawing and CAD)

3

1.2.4; 2.5.2; 3.2.3; 4.5.2

4.0

3

18304

15

22628

Nguyên lý máy

(Theory of Machine and Mechanisms)

3

1.3.2; 2.2.1

3.0

3

18405

16

22201

Kỹ thuật nhiệt

(Thermodynamics)

3

1.3.4; 2.2.1; 2.3.1; 2.2.2

3.0

2

18201

17

20101

Thực tập cơ khí

(Mechanical Machine Tool Pratice)

2

 

3.0

3

 

18

22501

Vật liệu kỹ thuật

(Materials Science and Engineering)

3

1.3.7; 2.1.3; 4.4.2; 4.5.3

3.0

3

 

19

22645

Cơ sở thiết kế máy

(Fundamental of Machine Design)

3

1.3.2; 4.3.1; 4.3.2

4.0

4

22628

20

22629

Dung sai & Kỹ thuật đo

(Tolerances & Measuring Instrumentation Engineering)

3

1.3.2; 2.3.2

4.0

4

22628

21

22247

Toán ứng dụng

3

1.2.1; 4.4.3

3.5

5

18124

22

22702

Kỹ thuật điều khiển tự động

(Control Systems Engineering)

3

1.3.5; 4.3.2; 4.6.2

3.0

2

18124

23

22502

Kỹ thuật gia công cơ khí

(Introduction to Manufacturing  Processes)

3

1.3.8; 2.1.3; 2.2.2; 4.4.2

3.0

4

22501

24

22630

Phương pháp phần tử hữu hạn Finite Element Method

3

1.4.3

4.0

5

 

25

22608

Thủy lực và khí nén ứng dụng (Applied Hydraulics and Pneumatics)

4

1.3.3; 3.2.1; 3.2.2

4.0

6

 

26

22646

Đồ án thiết kế máy

2

1.3.2

4.4.1; 4.4.2; 4.4.3

4.0

5

22645

IV. KHỐI KIẾN THỨC; KỸ NĂNG CHUYÊN NGÀNH

32

 

 

 

 

27

22604

Máy công cụ

Machine Tools

3

1.4.2;

3.1.1; 3.1.2

4.0

5

 

28

22607

Thiết kế & quy hoạch công trình cơ khí

Workshop Facility Layout and Design

3

1.4.1

4.0

5

 

29

22631

Đồ gá & dụng cụ cắt

Jig and Fixture

3

1.4.2

4.0

5

 

30

22632

Quản lý và bảo trì công nghiệp

Industrial Maintenance

2

1.4.4;

2.3.1; 4.6.1

4.0

6

 

31

22633

Thiết kế sản phẩm với CAD

Computer Aided Design

 

4

1.4.1;

2.5.2; 3.2.3; 4.3.3

5.0

6

22646

32

22634

Thiết kế công nghệ chế tạo cơ khí

Mechanical Manufacturing Technology

4

1.4.2;

2.1.1; 4.5.1; 4.5.2

5.0

7

22604;

22631

33

22635

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Industrial System Engineering

2

1.4.4;

4.2.1; 4.6.1; 4.6.2

4.0

7

 

34

22636

Ứng dụng PP số trong gia công cơ khí

Numerical Controlled Manufacturing

3

1.4.3;

4.5.3

4.0

7

22633

35

22637

Kỹ thuật cơ khí LAB

Mechanical Engineering LAB

2

1.4.3

4.0

7

 

36

22638

Thực tập sản xuất

Cooperative Training

4

1.4.1; 1.4.2; 1.4.3; 1.4.4; 4.2.2

4.0

7

22637

V. KHỐI KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TỰ CHỌN

19/42

 

 

 

 

37

29101

Kỹ năng mềm 1

Soft Skills 1

2

 

 

1

 

38

26101

Môi trường và bảo vệ môi trường

Environment and Environmental Protection

2

 

 

1

 

39

25101

Anh văn cơ bản 1

General English 1

3

 

 

2

 

40

28214

Quản trị doanh nghiệp

Business Management

3

 

 

2

 

41

17102

Tin học văn phòng

Microsoft Office

3

 

 

3

 

42

25102

Anh văn cơ bản 2

General English 2

3

 

 

3

 

43

25103

Anh văn cơ bản 3

General English 3

3

 

 

4

 

44

22609

Ma sát, mòn và bôi trơn

Friction, Wear and Lubrication

3

 

 

4

 

45

22708

Kỹ thuật lập trình PLC và ứng dụng

PLC Programming and Applications

3

 

 

4

 

46

22643

Hệ thống điều khiển bằng khí nén

Pneumatic Control Systems

2

 

 

6

 

47

29102

Kỹ năng mềm 2

Soft Skills 2

2

 

 

6

 

48

26206

Hóa kỹ thuật

Engineering Chemistry

3

 

 

4

 

49

22620

Đồ án tốt nghiệp

Graduation Project

 

6

1.4.1; 1.4.2; 1.4.3; 1.4.4

 

8

 

50

22618

Các ứng dụng của CAD

Computer Aided Design and Applications

3

 

 

8

 

51

22619

Xây dựng đề án kỹ thuật

Mechanical Engineering Design Project

3

 

 

8

 

 

 

Liên kết Website