Trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh

Hiện nay tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt hơn khi Việt Nam đang trên con đường hội nhập với hàng loạt các hiệp định thương mại được ký kết. Từ đó đặt ra yêu cầu cho các trường đại học, cao đẳng phải cung cấp đội ngũ nhân lực tương lai không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng, mà còn có khả năng ngoại ngữ, tin học tốt đáp ứng như cầu của nhà tuyển dụng. Điển hình tại trường chúng ta, Đại học Hàng hải Việt Nam cũng đã đặt ra các tiêu chuẩn về tiếng Anh và tin học bên cạnh những yêu cầu về kiến thức nền, cơ bản, chuyên môn cũng như số tín chỉ tích lũy và điểm trung bình tích lũy.

Từ đó, qua bài viết này, mình muốn chia sẻ một số kinh nghiệm bản thân về việc học từ mới tiếng Anh. 
Đầu tiên là đi học thêm. Bản thân mình không thích việc đi học tại các trung tâm lắm, ngay cả khi học thêm ở cấp 3. Và ở trường mình có rất nhiều thầy, cô mở lớp dạy ngoại ngữ, số lượng người học tương đối ít, học phí hợp lý và chất lượng lại vô cùng đảm bảo. Ngoài việc xem xét phương pháp phù hợp với bản thân hay không thì số lượng người học cũng là một yếu tố mình luôn xem xét. Đối với bất kỳ môn học nào, đặc biệt là ngoại ngữ mà cụ thể ở đây là tiếng Anh thì việc tương tác giữa người dạy – học hay giữa các bạn trong cùng môt nhóm học với nhau là vô cùng quan trọng.Vậy nên số lượng ít, việc hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh dễ dàng hơn, mà khi hỏi cũng đỡ ngại hơn.:">


  

 

Phương pháp thứ hai mình đã áp dụng là học bằng Flashcard. Chắc hẳn có rất nhiều bạn đã nghe tới loại thẻ với hình ảnh, chữ viết, con số, khái niệm hoặc hình minh họa được sử dụng cho việc học tập này. Phương pháp học này tiện lợi ở chỗ, thẻ flashcard thường đi với nhau theo từng chủ đề, tùy vào mục đích của người sử dụng, nhỏ gọn, có thể mang theo mọi lúc mọi nơi. Ngay từ khi flashcard ra đời nó đã trở thành phương pháp được ưa chuộng, đặc biệt cho việc học ngoại ngữ. Các bạn có thể đặt mua các bộ từ hoặc tự làm flashcard giấy. Khi dùng trong việc học ngoại ngữ, một mặt flashcard sẽ ghi từ mới, cách phát âm và một câu ví dụ về cách sử dụng từ, mặt sau sẽ là nghĩa kèm hình ảnh minh họa cho từ đó. Qua đó có thể thấy chúng ta vừa có thể học mặt chữ của từ, cách phát âm, nghĩa cũng như cách áp dụng cơ bản nhất của từ. Một điểm khiến flashcard trở nên sinh động đó là việc sử dụng hình ảnh đi kèm để miêu tả từ, giúp bạn dễ dàng liên tưởng, đoán nghĩa của từ. Và việc ghi nhớ hình ảnh, hiện tượng bao giờ cũng đơn giản hơn là nhớ những chữ cái cứng nhắc phải không nào.

Một phương pháp khác mình muốn nhắc tới đó là học từ vựng thông quaLeerit.com. Bạn sẽ được kết hợp các kỹ năng để học từ tùy vào từng câu hỏi được đưa ra. Nghe phát âm, đoán nghĩa; điền từ thích hợp vào chỗ trống trong một câu cho trước đi kèm với hình ảnh minh họa; cho từ đoán nghĩa hay là cho hình đoán từ. . . 

           

Bạn sẽ được lựa chọn hình thức nhắc nhở việc ôn từ qua facebook hoặc email cũng như tần suất học từ, hàng ngày hay cách ngày. Mỗi ngày học bạn cũng sẽ được lựa chọn cấp độ ưu tiên học, ôn lại từ cũ, học từ mới hoặc là cân bằng cả hai. Bạn cũng dễ dàng học được cả trên điện thoại hoặc máy tính. Tuy nhiên việc học trên Leerit không phải hoàn toàn miễn phí. Khi mới bắt đầu bạn sẽ được học thử một bộ từ tự chọn, sau khi học xong bộ từ đó muốn học tiếp sẽ phải mua các bộ từ khác. ( Ngoài điểm đó ra mình vẫn thấy việc học tiếng anh trên Leerit rất thú vị, trừ việc thỉnh thoảng bỏ lỡ vài mail nhắc nhở và đến lúc học chọn sai hay đánh sai từ thì bị trừ điểm khá nhiều.

Cách học kế tiếp mình hay sử dụng những lúc muốn thay đổi, bị stress hay đơn giản là chán học nhưng không nghĩ ra việc gì làm đó là đọc sách hoặc đọc truyện cười tiếng anh.:)) Chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ đây là việc khó khăn, đòi hỏi vốn từ vựng, tuy nhiên chúng ta không cần đọc những cuốn sách kinh điển, chuyên ngành, với những từ ngữ phức tạp, khó hiểu. Hãy bắt đầu với những câu truyện cổ tích, truyện cười ngắn với ngôn từ đơn giản, có thể đi kèm với phần dịch bằng tiếng việt. Mình đã tải ứng dụng đọc truyện đi kèm với từ điển trong điện thoại để thuận tiện hơn khi sử dụng. 

          

Ngoài phần dịch tiếng việt, ứng dụng mình đang sử dụng còn cung cấp một đoạn hội thoại ngắn về câu chuyện bên trên, góp phần giúp bạn cải thiện khả năng nghe tiếng anh của mình.
Cũng với mục đích thư giãn sau những giờ học căng thẳng mà nhiều bạn đã biết đó là nghe nhạc, xem phim, chương trình thực tế,… bằng tiếng anh. Mỗi khi nghe nhạc hãy thử một lần đọc lời, từ nào không hiểu tra từ điển, mỗi câu từ đều có ý nghĩa của nó và biết đâu có ngày bạn sẽ cần dùng đến nó. Đôi khi muốn bày tỏ cảm xúc nhưng lại khó nói ra thành lời, có thể gọi là sến, việc nghe và đọc trước đó sẽ giúp bạn. 

 Một ví dụ đơn nhé.

 
Đây là một trong những bài hát ưa thích thời gian gần đây của mình và nếu các bạn có những bài hát hay hãy chia sẻ cho mình nhé.
Bên trên là một số phương pháp học tiếng anh nói chung, học từ mới nói riêng mà mình đã và đang áp dụng. Thời gian gần đây mình có sử dụng thêm ứng dụng, phương pháp học khác, tuy nhiên vẫn cần thời gian trải nghiệm nhiều hơn nữa. Là kinh nghiệm cá nhân nên có thể có thiếu sót, nhầm lẫn, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các bạn để chúng ta có thêm nhiều cách học mới, sinh động, linh hoạt và mang lại hiệu quả cao hơn nữa.

Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng – lớp KTN54-ĐH2 

Liên kết Website