Chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Quản lý và sản xuất Công nghiệp

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Tên ngành đào tạo:

  • Tên tiếng Việt: Kỹ thuật Cơ khí động lực
  • Tên tiếng Anh: Automototive Engineering

Tên chuyên ngành đào tạo:

  • Tên tiếng Việt: Quản lý sản xuất công nghiệp
  • Tên tiếng Anh: Industrial Manufacturing Management

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ - Bậc 7

Định hướng đào tạo: Ứng dụng

Khóa học áp dụng: từ năm 2024

Hình thức đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 2 năm

Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

Đơn vị chuyên môn quản lý chương trình: Viện Cơ khí

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Mục tiêu chung

CTĐT trình độ thạc sĩ định hướng ứng dụng ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực chuyên ngành Quản lý sản xuất công nghiệp đào tạo nhân lực trình độ cao có kiến thức chuyên sâu về thiết kế, vận hành, cải thiện và tối ưu các hệ thống sản xuất công nghiệp, có khả năng xây dựng, quản lý và hoạch định chiến lược sản xuất trong ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực thuộc lĩnh vực kỹ thuật; năng động, sáng tạo, thích nghi với mọi môi trường làm việc; có khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phục vụ phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Kết thúc khóa đào tạo, học viên ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực chuyên ngành Quản lý sản xuất công nghiệp theo định hướng ứng dụng đạt được:

MT1: Có kiến thức chuyên sâu về thiết kế và phát triển các sản phẩm, quy trình, hệ thống sản xuất trong công nghiệp; Hoạch định chiến lược, quản trị và điều hành sản xuất, kiểm soát và cải tiến chất lượng sản phẩm; Đánh giá trình độ công nghệ, lựa chọn vận hành hệ thống sản xuất tối ưu.

MT2: Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin cần thiết để vận hành và quản lý hiệu quả các hệ thống sản xuất, chế tạo hay các dự án công nghiệp; có kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ một cách sáng tạo để tích hợp và giải quyết các bài toán tối ưu, bài toán cung cầu trong sản xuất, trong vận chuyển; có kỹ năng về tổ chức, quản lý điều hành hệ thống và trợ giúp ra quyết định trong quản lý sản xuất; có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong môi trường làm việc đa ngành và hội nhập quốc tế.

MT3: Có năng lực nghiên cứu độc lập,  khả năng hình thành và sáng tạo ý tưởng, thích nghi với môi trường đa ngành nghề; có hiểu biết sâu sắc về bối cảnh sản xuất kinh doanh trong môi trường toàn cầu hóa, có mục tiêu, khát vọng, năng lực lãnh đạo trong môi trường nghề nghiệp chuyên nghiệp, vì lợi ích của tổ chức và cộng đồng nhằm  phục vụ phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế.

III. CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3.1. Chuẩn đầu ra

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý sản xuất công nghiệp, yêu cầu người học đạt được Bậc 7 Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 Phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ) với kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, cụ thể như sau:

3.1.1. Kiến thức

Cụ thể hóa những nội dung sau:

Chuẩn đầu ra CTĐT

Mức năng lực

(6 bậc)

Bậc 7 Khung trình độ quốc gia

Việt Nam

Kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo

Kiến thức liên ngành có liên quan

Kiến thức chung về quản trị và quản lý

KT1: Phân tích được các tư tưởng triết học tiêu biểu trong lịch sử và các quan điểm cơ bản của Triết học Mác - Lênin.

4

x

 

 

KT2: Lập luận một cách hệ thống kiến thức liên quan đến thiết kế, chế tạo và quản lý về sản xuất để phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan trong lĩnh vực kỹ thuật.

5

x

x

x

KT2.1: Lựa chọn các giải pháp và công cụ quản lý, bảo trì, nâng cao chất lượng hệ thống kĩ thuật để giải quyết vấn đề liên quan trong quản lý hệ thống kỹ thuật

5

x

x

x

KT2.2: Đánh giá tình trạng, hiệu quả và định hướng sử dụng, quản lý hệ thống thiết bị công nghiệp trong thực tế sản xuất

5

x

x

x

KT2.3: Lựa chọn giải pháp và quy trình phát triển nâng cao để giải quyết vấn đề trong thiết kế và phát triển các sản phẩm mới, hoán cải và nâng cao hiệu năng khai thác các sản phẩm hiện có

5

x

x

 

KT2.4: Lập luận một cách hệ thống các phương pháp trong nghiên cứu khoa học để phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan trong lĩnh vực kỹ thuật

5

x

x

 

KT2.5: Lựa chọn các phương pháp gia công cơ, nhiệt, hoá tiên tiến để giải quyết các vấn đề trong sản xuất sản phẩm từ vật liệu mới

5

x

x

 

KT2.6a: Đánh giá phương án sản xuất, duy trì hệ thống sản xuất ổn định nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Hoặc

KT2.6b: Lựa chọn phương án sản xuất, xác định và so sánh quy trình sản xuất nhằm đảm bảo hệ thống sản xuất ổn định và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

5

x

x

x

KT3: Lựa chọn kiến thức chuyên sâu về quản lý sản xuất công nghiệp để giải quyết các vẫn đề thực tế đặt ra trong lĩnh vực kỹ thuật

5

x

x

 

KT3.1: Lựa chọn các hệ truyền động,  quy trình lắp ráp để giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong thiết kế, sản xuất và chế tạo chi tiết và máy công nghiệp

5

x

x

 

KT3.2: Đánh giá được chi phí chất lượng và hiệu quả của chi phí phù hợp với chất lượng và mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm công nghiệp

5

x

x

 

KT3.3: Đánh giá các điều kiện công nghệ, hệ thống dây truyền và giao tiếp trong môi trường sản xuất để thiết lập, tổ chức mô hình sản xuất linh hoạt và tích hợp máy tính hiện đại

5

x

x

 

KT3.4: Đánh giá được hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng, nhà xưởng trong thực tế xây dựng và vận hành các nhà máy công nghiệp

5

x

x

 

KT3.5: Lựa chọn các giải pháp vận chuyển, thu mua và quản lý tồn kho để giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong quá trình tổ chức, quản lý vận chuyển, sản xuất, lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm trong một nhá máy công nghiệp

5

x

x

x

KT3.6a: Định lượng các hệ thống nhằm tối ưu và loại bỏ lãng phí trong sản xuất, phát triển sản phẩm.

Hoặc

KT3.6b: Đánh giá các hệ thống dây chuyền công nghệ nhằm tối ưu hóa và loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất

5

x

x

 

KT4: Đề xuất giải pháp thích hợp/tối ưu để giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tế liên quan đến quản lý sản xuất công nghiệp

6

x

x

x

KT4.1: Lựa chọn giải pháp thích hợp để giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tế liên quan đến thực tập chuyên ngành quản lý sản xuất công nghiệp

5

x

x

x

KT4.2: Đề xuất giải pháp thích hợp để giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tế liên quan đến đề án tốt nghiệp chuyên ngành quản lý sản xuất công nghiệp

6

x

x

x

3.1.2. Kỹ năng

Cụ thể hóa những nội dung sau:

 

 

 

 

 

 

 

Chuẩn đầu ra CTĐT

Mức năng lực

(5 bậc)

Bậc 7 Khung trình độ quốc gia Việt Nam

Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học

Kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác

Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến

Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp

Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

KN1: Thực hiện một cách chính xác việc phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin liên quan đến vận hành, quản lý và đề xuất các giải pháp khoa học để cải thiện  hệ thống sản xuất trong công nghiệp

3

x

 

 

x

 

KN2: Sáng tạo trong sử dụng kiến thức khoa học kỹ thuật thuộc chuyên ngành quản lý sản xuất công nghiệp dựa trên nghiên cứu, thảo luận chuyên môn với người cùng ngành và với những người thuộc lĩnh vực liên quan khác

4

 

x

x

 

 

KN3: Làm thành thạo được các hoạt động của quá trình sản xuất và quy trình sản xuất phù hợp, quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm

5

 

x

x

x

 

KN4: Phối hợp việc tích hợp kiến thức và các ứng dụng công nghệ một cách sáng tạo để giải quyết các bài toán tối ưu, bài toán cung cầu trong sản xuất

4

 

x

 

x

 

KN5: Đạt trình độ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GDĐT

4

 

 

 

 

x

               

3.1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Cụ thể hóa những nội dung:

Chuẩn đầu ra CTĐT

Mức năng lực

(5 bậc)

Bậc 7 Khung trình độ quốc gia Việt Nam

Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng

Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác

Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn

Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn

TN1: Tổ chức nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng trong lĩnh vực phát triển, tích hợp và quản lý sản xuất trong công nghiệp

4

x

 

 

 

TN2: Thể hiện vai trò và trách nhiệm tại các môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao; khả năng tự định hướng để phát triển nghề nghiệp và năng lực hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

5

 

x

 

 

TN3:ảnh hưởng rộng và khả năng đưa ra những nhận định, kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn về quản lý sản xuất công nghiệp

5

 

 

x

 

TN4: Thể hiện được năng lực quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động trong quản lý sản xuất công nghiệp

5

 

 

 

x

3.2. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ định hướng ứng dụng chuyên ngành Quản lý sản xuất công nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc trong các cơ quan Nhà nước, các trường Đại học, Viện nghiên cứu, tại các nhà máy sản xuất công nghiệp, chế tạo máy, thiết bị, ô tô với các dây chuyền sản xuất hiện đại, gồm các vị trí như sau:

- Kỹ thuật viên chính lập kế hoạch sản xuất (Production Planning);

- Trưởng nhóm quản lý, vận hành dây chuyền sản xuất (Production);

- Trưởng nhóm sản xuất (Manufacturing);

- Trưởng nhóm quản lý chất lượng (Quality Control);

- Kỹ thuật viên chính nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D);

- Quản đốc phân xưởng, giám đốc sản xuất trong các dây chuyền sản xuất hiện đại.

- Giảng viên, nghiên cứu viên trong lĩnh cực kỹ thuật công nghiệp và quản lý sản xuất (Industrial Engineering and Management).

- Tiếp tục làm nghiên cứu sinh ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực và Kỹ thuật tàu thủy.

Danh mục các học phần

 

TT

Ký hiệu học phần

Tên học phần

Số TC

Phần chữ (4 kí tự)

Phần số

(3 chữ số)

Tổng số

LT

TH/ TN/TL/ BTL/TiL

I. Khối kiến thức chung

6

 

 

1

HPTH

501

Triết học

3

2

1

2

HPTA

502

Tiếng Anh

3

2

1

II. Khối kiến thức ngành

18

 

 

2.1. Các học phần bắt buộc: 10 TC (05 học phần)

10

 

 

3

QLHT

503

Quản lý hệ thống kỹ thuật

(Engineering Management)

2

1

1

4

TBSX

504

Thiết bị sản xuất công nghiệp

(Industrial Manufacturing Equipment)

2

1

1

5

TKPT

505

Thiết kế và phát triển sản phẩm

(Product  Design & Development)

2

1

1

6

PPNC

506

Phương pháp nghiên cứu khoa học (Scientific Research Method)

2

1

1

7

KTGC

507

Kỹ thuật gia công tiên tiến

(Advanced Manufacturing Processes)

2

1

1

2.2. Các học phần tự chọn: chọn nhóm 8 TC (04 học phần) trong các nhóm kiến thức sau đây (sự khác biệt của các nhóm kiến thức không dưới 30%):

8

 

 

Nhóm 2.2a (8 TC) (theo định hướng quản lý)

 

 

 

8

BDHT

508

Bảo dưỡng hệ thống sản xuất công nghiệp

(Maintenance of  Manufacturing Systems)

2

1

1

9

KTKT

509

Kinh tế kĩ thuật

(Engineering Economy)

2

1

1

10

HTTG

510

Hệ thống sản xuất tinh gọn

(Lean Manufacturing Systems)

2

1

1

11

HĐĐĐ

511

Hoạch định và điều độ sản xuất

(Production Planning and Scheduling)

2

1

1

Nhóm 2.2b (8 TC) (theo định hướng thiết kế, công nghệ chế tạo)

 

 

 

12

BDHT

508

Bảo dưỡng hệ thống sản xuất công nghiệp

(Maintenance of Manufacturing Systems)

2

1

1

13

KTKT

509

Kinh tế kĩ thuật

(Engineering Economy)

2

1

1

14

UDMT

512

Ứng dụng máy tính trong sản xuất

(Computer-Aided Manufacturing)

2

1

1

15

VLNC

513

Vật liệu nâng cao

(Advanced Materials)

2

1

1

III. Khối kiến thức chuyên ngành

20

 

 

3.1. Các học phần bắt buộc: 10 TC (05 học phần)

10

 

 

16

TMCN

514

Thiết kế máy và công nghệ chế tạo

(Machine Design and Manufacturing Technologies)

2

1

1

17

QLĐG

515

Quản lý và đánh giá chất lượng

(Total Quality management and assessment)

2

1

1

18

HTLH

516

Hệ thống sản xuất linh hoạt và tích hợp

(Flexible Manufacturing Systems and Computer Integrated Manufacturing)

2

1

1

19

TCTB

517

Thiết kế, cấu trúc nhà máy và thiết bị công nghiệp

(Design, Construction on Industrial Plants and Related Facilities)

2

1

1

20

LTNM

518

Logistic trong nhà máy công nghiệp

(Manufacturing logistics)

2

1

1

3.2. Các học phần tự chọn: chọn nhóm 10 TC (05 học phần) trong các nhóm kiến thức sau đây (sự khác biệt của các nhóm kiến thức không dưới 40%):

10

 

 

Nhóm 3.2a (10 TC)

 

 

 

21

QLDA

519

Quản lý dự án công nghiệp

(Industrial Project Management )

2

1

1

22

KTQL

520

Kỹ thuật quản lý Six Sigma

(Six Sigma Quality Engineering)

2

1

1

23

SXTM

521

Sản xuất thông minh

(Intelligent Manufacturing)

2

1

1

24

HTTT

522

Hệ thống thông tin tích hợp

(Integrated Industrial Information Systems)

2

1

1

25

KTVC

523

Kỹ thuật vận chuyển và xếp dỡ vật liệu

(Transportation and Materials Handling Engineering)

2

1

1

Nhóm 3.2b (10 TC)

 

 

 

26

QLDA

519

Quản lý dự án công nghiệp

(Industrial Project Management )

2

1

1

27

KTQL

520

Kỹ thuật quản lý Six Sigma

(Six Sigma Quality Engineering)

2

1

1

28

TĐĐK

524

Tự động và điều khiển các quá trình công nghiệp (nâng cao)

(Advanced Automation and Control of Industrial Processes)

2

1

1

29

PMHH

525

Phân tích và mô hình hoá các quy trình sản xuất

(Manufacturing Systems Modeling and Analysis)

2

1

1

30

HTSX

526

Hệ thống và quy trinh sản xuất xanh

(Green Manufacturing Systems and Processes)

2

1

1

IV

Thực tập

7

 

 

31

TTTN

527

Thực tập chuyên ngành

7

 

 

V.

Tốt nghiệp

9

 

 

32

ĐATN

528

Đề án tốt nghiệp

9

 

 

Tổng cộng

60

 

 

 

Liên kết Website