Bộ môn Công nghệ vật liệu

1. Vật liệu kỹ thuật   Mã HP: 22501Học phần Vật liệu kỹ thuật bao gồm những nội dung : Cơ sở lý thuyết kim loại và hợp kim, từ đó có thể xác định được tính chất, cơ tính của vật liệu; Giản đồ trạng thái Fe-C, chuyển biến xảy ra khi nung và làm nguội thép, các phương pháp nhiệt luyện nhằm thay đổi cơ tính của thép; Thành phần hoá học, đặc điểm cơ tính, tính công nghệ, chế độ nhiệt luyện để đạt được cơ tính cần thiết, ký hiệu và công dụng của kim loại, hợp kim cơ bản từ đó giúp sinh viên có thể lựa chọn và sử dụng vật liệu một cách hợp lý nhất.Kiến thức-Cung cấp kiến thức cơ bản về cấu trúc, tổ chức và tính chất của kim loại, hợp kim-Giới thiệu các chuyển biến xảy ra khi nhiệt luyện thép.-Các phương pháp nhiệt luyện cho kim loại hợp kim (thép, gang) cũng như phạm vi áp dụng với từng phương pháp.-Giới thiệu các loại vật liệu (gang, thép, hợp kim màu) về: công dụng, thành phần, tính chất, chế độ nhiệt luyện và các tiêu chuẩn kí hiệu.Kỹ năngHướng dẫn  cho sinh viên nắm được các kỹ năng sau:- Biết cách vận hành thiết bị, đo đạc và xử lý kết quả để xác định các chỉ tiêu cơ tính của kim loại (độ dai va đập, độ cứng)- Biết cách phân tích tổ chức tế vi của các loại thép, gang, hợp kim màu, qua đó đánh giá cơ tính của các loại vật liệu đó- Lập quy trình nhiệt luyện (nhiệt luyện sơ bộ, nhiệt luyện kết thúc) cho một số chi tiết đơn giản.- Hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách vận hành lò nhiệt luyện.2. Kỹ thuật gia công cơ khí      Mã HP: 22502Học phần Kỹ thuật gia công cơ khí bao gồm những nội dung : Giới thiệu về các phương pháp gia công kim loại, hợp kim cơ bản trong gia công cơ khí bao gồm: sản xuất đúc; gia công kim loại bằng áp lực; hàn cắt kim loại và gia công kim loại bằng cắt gọt để chế tạo các chi tiết hoặc các kết cấu trong các máy móc hoặc các công trình công nghiệp.Kiến thức:Cung cấp kiến thức cơ bản về các phương pháp gia công kim loại trong ngành cơ khí-Quá trình sản xuất đúc;-Công nghệ hàn tay và hàn tự động;-Các phương pháp gia công trong gia công áp lực;- Các phương pháp gia công trong gia công cắt gọt.Kỹ năng:Hướng dẫn cho sinh viên nắm được các kỹ năng:-Nguyên tắc bố trí, tính toán khuôn đúc, nguyên lý thiết kế vật đúc;-Tính toán các hệ thống gia công áp lực: cán, kéo, rập…;-Tính toán các thông số công nghệ khi hàn;-Kỹ năng thực hành gia công trên máy cắt gọt, kiểm tra khuyết tật mối hàn;3. Công nghệ chế tạo cơ khí      Mã HP: 22503Học phần Công nghệ chế tạo cơ khí bao gồm những nội dung: Giới thiệu những kiến thức cơ bản của công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí bằng các phương pháp gia công cắt gọt khác nhau, hệ thống công nghệ của chế tạo cơ khí bằng cắt gọt; Độ chính xác gia công, các phương pháp để đạt độ chính xác gia công; Tính toán chế độ gia công cắt gọt; Lựa chọn loại hình công nghệ để hoàn thiện một sản phẩm cơ khí.Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các vấn đề của công nghệ chế tạo cơ khí bao gồm: Lựa chọn phương pháp gia công, chuẩn, định vị và kẹp chặt khi gia công cắt gọt, hệ thống công nghệ và độ chính xác gia công, các loại hình gia công chế tạo cơ khí các nhóm chi tiết điển hình.Kỹ năng:Hướng dẫn cho sinh viên nắm được các kỹ năng:-Xác định thứ tự gia công các chi tiết;-Lựa chọn phôi,chế tạo phôi,tính toán các thông sô công nghệ trong chế tạo phôi;-Tính toán thông số chế độ cắt khi tiện, phay…-Lập quy trình gia công các chi tiết.4. Công nghệ CAD - CAM         Mã HP: 22505Học phần Công nghệ CAD - CAM bao gồm những nội dung: Giới thiệu về các khái niệm cơ bản, điều khiển hệ thống sản xuất linh hoạt FMS; xác định các thành phần của FMS và lập trình NC trên các máy điều khiển số.Kiến thức:- Nắm được các khái niệm và sơ đồ điều khiển cơ bản của hệ thống sản xuất linh họat;- Làm quen với công nghệ điều khiển máy công cụ sử dụng các chương trình điều khiển số;- Hiểu và nắm được phạm vi áp dụng các loại máy NCM;- Làm quen với một số hệ ngôn ngữ lập trình cụ thể trên máy CNC.Kỹ năng:- Có khả năng xá định số lượng thành phần trong hệ thống sản xuất cơ khí;- Có khả năng lập chương trình gia công CNC.Học phần Công nghệ CAD - CAM bao gồm những nội dung: Giới thiệu về các khái niệm cơ bản, điều khiển hệ thống sản xuất cơ khí; xác định các thành phần của hệ thống và lập trình NC trên các máy điều khiển số.5. CAD - CAM và CNC         Mã HP: 22504Học phần CAD - CAM và CNC bao gồm những nội dung : Giới thiệu về hệ thống sản xuất CAD - CAM và CNC; Thành phần cấu trúc của hệ thống sản xuất; Các loại điều khiển trên máy CNC; Khái niệm điều khiển số; Máy gia công CNC và dụng cụ cắt; Kỹ thuật lập trình trên máy điều khiển số và một số phần mềm ứng dụngKiến thức: Cung cấp cho sinh viên kiến thức  trong hệ thống CAD - CAM và CNC; trang bị kiến thức để sử dụng và lập trình gia công trên máy CNC.Kỹ năng:- Làm quen với công nghệ điều khiển máy công cụ sử dụng các chương trình điều khiển số;- Hiểu và nắm được phạm vi áp dụng các loại máy NCM;- Làm quen với một số hệ ngôn ngữ lập trình cụ thể trên máy CNC.- Sử dụng vận hành tốt máy CNC6. Vật liệu mới trong đóng tàu         Mã HP: 22506Học phần Vật liệu mới trong đóng tàu bao gồm những nội dung : Giới thiệu về thành phần hoá học, tính chất, cách chế tạo và đặc biệt là phương pháp công nghệ gia công: hợp kim nhôm; vật liệu lưỡng kim; vật liệu Composite, vật liệu PPC sử dụng trong đóng tàu.Kiến thức+ Cung cấp kiến thức cơ bản về một số loại vật liệu đang được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp đóng tàu hiện nay, đồng hành cùng các loại vật liệu truyền thống (gỗ, thép) gồm:+ Các loại thép có độ bền cao, thép không gỉ, thép đặc biệt+ Vật liệu PPC và chất dẻo+ Vật liệu composite+ Nhôm và hợp kim nhôm-  Giới thiệu các phương pháp công nghệ chế tạo đối với từng loại vật liệu.Kỹ năngHướng dẫn  cho sinh viên nắm được các kỹ năng sau:- Lựa chọn vật liệu thích hợp áp dụng cho từng sản phẩm trong công nghệ đóng tàu.- Tính toán tính hàn và lựa chọn điện cực hàn phù hợp khi hàn các loại thép đặc biệt.- Tính toán, thiết kế vật liệu composite7. Gia công kỹ thuật số        Mã HP: 22507Học phần Gia công kỹ thuật số bao gồm những nội dung : Giới thiệu Khái niệm về điều khiển số, máy công cụ CNC và dụng cụ cắt; Cung cấp kiên thức cơ bản về kỹ thuật lập trình gia công trên máy CNC.Kiến thức:- Nắm được các khái niệm điều khiển số và các hệ điều khiển số- Làm quen với công nghệ điều khiển máy công cụ sử dụng các chương trình điều khiển số;- Hiểu và nắm được phạm vi áp dụng các loại máy CNC- Làm quen với một số hệ ngôn ngữ lập trình cụ thể trên máy CNC.Kỹ năng:- Có khả năng lập chương trình gia công CNC.-Vận hành máy CNC-Sử dụng phần mềm lập trình gia công8. Quản lý chất lượng            Mã HP: 22509Học phần Quản lý chất lượng cung cấp những nội dung  sau: Cung cấp những khái niệm cơ bản về chất lượng, các quan điểm về chất lượng trong nền kinh tế thị trường, các tiêu chuẩn chất lượng và đo lường chất lượng, các phương pháp quản lý chất lượng, các hình thức kiểm tra chất lượng, các hệ thống quản lý chất lượng. Trang bị kiến thức về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, quản lý chất lượng sản phẩm, vai trò của quản lý chất lượng và sản phẩm, sử dụng thành thạo các công cụ thống kê và phân tích các sản phẩm sai hỏng để tiến hành loại bỏ và khắc phục. Đảm bảo cho cử nhân quản trị kinh doanh có khả năng áp dụng kiến thức trong quá trình quản lý doanh nghiệp.9. Vật liệu nhiệt lạnh             Mã HP 22510Trang bị các kiến thức về vât liệu chịu nhiệt và vật liệu chịu lạnh. Đặc điểm, ứng dụng của các nhóm vật liệu trên.Học phần Vật liệu kỹ thuật nhiệt lạnh bao gồm ba nội dung chính là vật liệu kỹ thuật nhiệt, vật liệu kỹ thuật lạnh, vật liệu compozit. Trong mỗi phần trình bày đặc điểm, phân loại và ứng dụng của nhóm vật liệu trên. Kết thúc học phần người học có kiến thức về vật liệu kỹ thuật nhiệt lạnh và bước đầu biết ứng dụng vào những chi tiết cụ thể
STTHọ và tên giảng viênChi tiết1TS Nguyễn Thị Thu Lê Chi tiết2PGS. TS. Nguyễn Dương Nam Chi tiết3TS. Lê Thị NhungChi tiết4TS Trần Thị Thanh Vân Chi tiết5Th.S Đoàn Xuân TrượngChi tiết6TS Bùi Thị Ngọc Mai (Phó trưởng bộ môn)Chi tiết7TS Vũ Viết Quyền (Trưởng Bộ môn)Chi tiết 
Bộ môn Công nghệ và Vật liệu là thành viên của Viện cơ khí trường Đại học Hàng Hải Việt Nam với chiều dày lịch sử phát triển:Trước đây Bộ môn được thành lập cùng với sự ra đời của Khoa Cơ khí  trường Đại học Hàng Hải, với tên gọi là bộ môn  Công nghệ kim loại chức năng và nhiệm vụ của bộ môn đã được giao từ khi mới thành lập là giảng dạy, hướng dẫn thực hành các môn như công nghệ kim loại, kim loại học và nhiệt luyện, hàn tàu, Hàng năm bộ môn có nhiệm vụ đưa sinh viên đi thực tập cơ khí tại các nhà máy đóng tàu như nhà máy đóng tàu Sông Cấm, nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Bến Kiền…. Năm 1998 bộ môn Công nghệ kim loại đổi tên thành bộ môn Công nghệ và Vật liệu.Hiện nay nhiệm vụ chính của bộ môn là giảng dạy các môn học liên quan đến công nghệ gia công chi tiết, ứng dụng phần mềm gia công trên các máy CNC, các kiến thức về vật liệu và xử lý vật liệu..Ngoài nhiệm vụ giảng dạy bộ môn còn tham gia liên kết với các doanh nghiệp bên ngoài để đào tạo và  chuyển giao công nghệ+Năm 2000 bộ môn tiến hành đào tạo kỹ năng lập trình CNC cho các kỹ thuật viên của công ty  Roze Robotech;+Từ năm 1998 đến năm 2001 Bộ môn được khoa Cơ khí giao nhiệm vụ đưa sinh viên đi tham quan công ty Roze Robotech;+ Năm 2003 và 2004 bộ môn đã thực hiện khai thác chuyên môn tốt bằng việc ứng dụng công nghệ CNC vào gia công các chi tiết xe máy của nhà máy xe máy Đại Tây Dương;+ Năm 2011 đã thiết kế chế tạo thiết bị kiểm tra chất lượng thang dây tàu thủy cho công ty AOST của Nhật;+ Năm 2013  đã thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ lò ủ tời cỡ lớn cho công ty Lisemco 5;+ Năm 2012 kết hợp với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, công ty TNHH Thắng Lợi nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xử lý nhiệt cho các chi tiết làm từ thép Mn cao. Hiện quy trình công nghệ đã được công ty áp dụng rộng rãi trên các sản phẩm của doanh nghiệp.Về công tác nghiên cứu khoa học+ Năm 2002 bộ môn hoàn thiện đề tài NCKH về tối ưu hóa chế độ cắt ứng dụng cho máy CNC, đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học, giải trí tuệ Việt Nam cho sinh viên, giải nhì sáng tạo phần mềm thành phố Hải Phòng và có báo cáo tại hội nghị khoa học Bộ giao thông vận tải+ Năm 2006 và năm 2007, dưới sự chủ trì của GS.TS Lê Viết Lượng bộ môn đã tham gia hoàn thiện đề tài NCKH cấp thành phố với đề tài “ Thiết kế, chế tạo máy cắt Plasma cỡ nhỏ ứng dụng điều khiển số”.+ Năm 2008, đã tham gia 01 đề tài NCKH cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chế tạo lõi neo cáp bê tông dự ứng lực thay thế lõi neo nhập ngoại” do PGS.TS Lê Thị Chiều – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội làm chủ trì đề tài đã nghiệm thu và bảo vệ thành công. Năm 2012 dựa trên kết quả đề tài thu được đã chuyển giao thành dự án sản xuất thử nghiệm và bộ môn tiếp tục tham gia nghiên cứu hoàn thiện công nghệ dưới sự chủ trì của PGS.TS Lê Thị Chiều – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.+ Hiện nay, trong quá trình cử giảng viên đi đào tạo bộ môn tiếp tục chú trọng kết hợp với các đơn vị nghiên cứu để tiếp tục thực hiện các đề tài khoa học công nghệ trong lĩnh vực: cơ khí, hàn, chế tạo vật liệu mới, xử lý vật liệu…+ Hàng năm bộ môn đã thực hiện từ 3-5 đề tài NCKH cấp trường góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạyVề thành tích đạt được :Bộ môn nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. 

Liên kết Website

EMC Đã kết nối EMC